Chủ Nhật, 22 tháng 1, 2012

BỆNH MẤT TIẾNG 3 NĂM, DIỆN CHẨN CHỮA THÀNH CÔNG

(Liệt dây thanh quản)


Tác giả: LY. Phạm Kim Phương

Phó chủ nhiệm CLB Chăm sóc sức khỏe gia đình, UVBCH CLB DIỆN CHẨN  Hà Nội
Số 4 Phố Thể Giao,  Phường Lê Đại Hành Quận Hai Bà Trưng, Hà Nội.
Mobi: 01686.97.34.34.  Tel: 0438217107.



1. Bệnh nhân:     Ngô Thu Thủy  45 tuổi.
Địa chỉ:    Số 6 Nghách 293/4 Ngõ 314 Tam Trinh Quận Hoàng Mai Hà Nội
Điện thoại:   0912.178.260.
Nghề nghiệp:    Giáo viên


Bệnh :     Liệt dây Thanh quản đã 3 năm.
Bản thân là giáo viên cấp I, do mất tiếng  nhà trường chuyển sang công tác văn thư. Bệnh nhân đã đi chữa ở khoa tai mũi họng bệnh viện Bạch Mai Hà Nội 06 tháng. 01 tháng BV Tai mũi, họng Sài Gòn,  03 tháng BV SINHGAPORT, 01 tháng BV Đà Nẳng. Các bệnh viện đều kết luận: Liệt  dây thanh quản. Sau đó bệnh nhân đi  châm cứu, bấm huyệt, uống thuốc lá nam, thuốc Bắc  bệnh không chuyển. Đi chữa nhiều nơi mà bệnh không thấy khỏi, bệnh nhân chán nản không muốn đi chữa bệnh nữa, rất may được bác sỹ Tiến sỹ Trần Thống Nhất  giới thiệu đến Chi nhánh Trung tâm Diện chẩn phía Bắc Việt Nam, số 4 Phố Thể Giao, Phường Lê Đại Hành, Quận Hai Bà Trưng, Hà nội.

2. Ngày đầu đến xin chữa theo Diện chẩn.      Bệnh nhân mặt buồn ,người hơi gầy, da  
       xanh, tiếng nói bé nhỏ, khó phát âm ,vùng thanh quản, cơ co cứng, lưỡi cứng,  yết
      áp  110/60mmHg. Ăn ít, ngủ ít.  
3. Phương pháp điều trị
      Nhận chữa từ 17- 8-2011




     
       Lăn, gạch khắp mặt, lăn nhiều vùng phản chiếu hầu họng trước tai.
 4.Lăn trực tiếp 2 bên vùng Tuyến giáp.
     5.Ấn ổn định thần kinh:     124- 34- 106- 103.
     6.Ấn thông bế tắc:     14- 275.
  1. Ấn Tứ đại huyệt:    26- 19- 127- 0.
  2. Chống co cơ toàn thân:      19- 61- 16- 156- 64- 74.
  3. Ấn các huyệt thuộc Hầu ,Họng , lưỡi:     312- 61- 14- 275- 79- 57.       
4.Kết quả sau 03 ngày  điều trị  
 Bệnh nhân tỉnh táo, vùng thanh quản mềm, lưỡi đỡ cứng, tinh thần phấn khởi tin tưởng xin điều trị tiếp.

   Điều trị tiếp theo phác đồ trên và thêm các bộ huyệt bổ sung
1.      Dùng các huyệt tiêu viêm:     38- 41- 50- 143- 5- 17.
2.      Bổ âm huyết:      22- 127- 63- 7- 39- 37- 50-  41- 1- 290- 17- 113.
3.      Tác động 6 vùng phản chiếu Hệ bạch huyết.
4.      Tác động vùng hầu họng, lưỡi  phản chiếu trên bàn tay gồm:
Hai bàn tay chập lại hơ ngải cứu trên 2 ngón tay cái đồng hình với lưỡi và hầu họng (Xem hình vẽ).Tác động xong bệnh nhân thấy lưỡi mình mềm ra dễ phát âm hơn, hướng dẫn bệnh nhân về nhà tập nói nhiều. Khi về nhà bệnh nhân đã nói thành lời, thành câu rõ, cả gia đình phấn khởi động viên người thân đi chữa tiếp.

Sau 10 ngày diều trị:


Mấy năm  qua câm, nay bệnh đã lành
Nụ cười nở trên môi người bệnh
Là phần thưởng cho người Thầy Diện chẩn.
Tự hào thay trí tuệ Việt  Nam ta.

Vẫn tiếp tục điều trị theo phác đồ trên,  bệnh nhân mỗi ngày khỏe ra, tiếng nói càng rõ hơn, âm thanh chưa được trong như lúc ban đầu.  Tôi muốn trao đổi với các bạn đồng nghiệp, mong được sự góp ý bổ sung  tìm ra phác đồ hiểu hiệu hơn, nhằm giúp người bệnh mang lại tiếng nói của chính  mình, tiếng nói hạnh phúc. Chúng ta cám ơn GS,TS Bùi Quốc Châu người có công nghiên cứu sáng tạo ra phương pháp chữa bệnh độc nhất vô nhị này/.. .





Thứ Bảy, 21 tháng 1, 2012

TỰ CHẨN BỆNH QUA BÀN TAY MÌNH

Tác giả: Lê Đình Căn


Để biết được bệnh ngay ở giai đoạn mới chớm là một điều mong ước của bất cứ ai, Còn để bệnh khi đã chuyển sang thể nặng thì đơn giản cũng trở thành bất lợi cho cơ thể.
Để xác định đúng bệnh đang mắc, ngoài thông qua tự cảm nhận, ta phải đến phòng khám để kiểm tra. Vì thực tế bệnh mà ta thấy được mới chỉ là cảm giác, chưa đủ cơ sở khoa học để tự ta hay nhờ thầy thuốc điều trị. Cho nên trước khi điều trị bất kỳ bệnh gì dù nhẹ hay nặng, nhất thiết phải chẩn chính xác được bệnh và cao hơn là tìm ra nguyên nhân gây bệnh. Nếu bằng phương pháp nào đó mà tìm ra sớm và đúng bệnh và cao hơn tìm được nguyên nhân gây bệnh thì có thể khảng định là chữa lành được bệnh đó, dù là bệnh nan y.
 

Có nhiều phương pháp chẩn bệnh. Với tây y thì thông qua các thiết bị, Với đông y thì thông qua bắt mạch, với diện chẩn thì thông qua sinh huyệt hay các á thị huyệt, với nhân điện thì bằng hòa đồng cảm thụ… Gần đây hội cảm xạ thế giới đã cho ra đời máy chẩn bệnh thông qua que dò nhờ cảm ứng điện trên bàn tay của hãng Klink. Máy này cho phép giúp ta không những chẩn bệnh nhanh và sớm nhiều bệnh, mà còn giúp ta hiểu thêm về nguyên nhân gây bệnh ngoài các nguyên nhân gây bệnh mà tây Y và đông y hiện đã chỉ ra. 

Thông qua sơ đồ chẩn bệnh nhanh của hội cảm xạ thế giới, tác giả thấy rằng có thể sử dụng điếu ngải thay đầu dò trong chẩn bệnh cũng cho phép mọi người có thể chẩn nhanh và sớm được bệnh của bản thân mình. Độ tin cậy của phương pháp này cũng khấ cao. Bằng cách này cho phép mọi người tự chẩn được hầu hết các bệnh thông thường như cảm sốt, ho; đau nhức cơ bắp, các chứng sưng, viêm thông thường. Với những người khi đã sử dụng thành thạo phương pháp này còn có thể chẩn tương đối chính xác một số bệnh nan y như: bệnh U xơ (Nếu có thì đó là U ác hay U lành); Mật hay Thận có sỏi hay không, bệnh tiểu đường, bệnh rối loạn tiền đình… ngay ở giai đoạn bệnh mới phát sinh. Từ đó mà chủ động đến các cơ sở y tế chuyên khoa hay các phương pháp chữa trị khac chữa trị kịp thời.

Với những người có có kinh nghiệm hay hiểu biết về y lý còn có thể luận giải được tương đối chính xác về nguyên nhân gây bệnh từ đó tìm biện pháp trị bệnh từ gốc với hiệu quả cao.



Phương pháp tiến hành như sau:

1- Đầu tiên dùng máy sấy tóc hơ nhanh bàn tay theo giới tính như đồ hình kèm theo cho nóng đều (không để bị rát), sau đó dùng điếu ngải (tốt nhất là loại nhỏ, nếu không có thì dùng loại điều ngải trung) hơ lên các vị trí phản chiếu của các bộ phận hay cơ quan của cơ thể như ghi trên sơ đồ. Điếu ngải phải để cách xa vị trí cần hơ chừng 1-1,5cm tùy theo từng mùa. Trong khi hơ không được để điếu ngải đứng yên tại một vị trí, mà phải vừa rung nhẹ, vừa đưa qua đưa lại điểm cần kiểm tra để tránh nhiệt tăng đột ngột gây bỏng. Phải bôi dầu cù là đặc vào điểm cần kiểm tra trước khi hơ ngải. 

2- Về thứ tự hơ ngải: Tùy theo cách chẩn bệnh của từng người, nhưng qua thực nghiệm thấy rằng trước tiên hơ ngay trên những điểm đang cảm thấy có bệnh. 

Thí dụ: Đang có bệnh sổ mũi, hắt hơi: thì lấy điếu ngải trước tiên hơ trên vùng phổi- (Dưới ngón tay út và áp út). Trong đó: Hơ phần họng trước, phổi sau. Nếu thấy vùng họng báo rát thì chứng tỏ họng viêm. Điểm hơ càng rát thì tính viêm càng nặng. Sau đó kiểm tra sang phần phổi xem có bị viêm không. Sau khi kiểm tra xong phần họng thì chuyển sang hơ phần mũi thuộc đốt thứ hai của ngón chỏ ( Vì trán ở đốt 1 thì mũi phải ở đốt hai – theo nguyên tắc lân cận). Nếu cũng rát thì chứng tỏ mũi bị viêm, Ngược lại nếu không rát thì hắt hơi do nguyên nhân khác.

Đã hắt hơi, sổ mũi thì thường kèm theo hiện tượng cơ thể mệt mỏi (Trong dân thường nói là ốm giả vờ). Dùng điếu ngải hơ vào điểm chân ngón giữa nếu thấy rát thì cơ thể hiện đang mệt mỏi. Gặp trường hợp này có thể khảng định bệnh ho không hoàn toàn do viêm họng gây ra mà do một nguyên nhân khác. Nếu hơ vào các đốt thứ 3 của 2 ngón chỏ và ngón giưã ; đốt 2 của ngón áp út mà cũng rát thì bệnh do nhiễm khí xấu, hay bị cảm, hoặc đây mới chỉ là biểu hiện ban đầu của một bệnh khác như bệnh về não chẳng hạn…Khi tìm được ra bệnh, nhất là nguồn gốc của bệnh thì việc chữa trị sẽ hết sức đơn giản và nhanh chóng. Tùy theo điều kiện cụ thể mà hoặc dùng thuốc đặc trị, hoặc dùng các phương pháp điều tri hạn chế dùng thuốc hoặc phương phap không dùng thuốc đều được.


Qua một số năm sử dụng thấy đây là một phương pháp chẩn bệnh vừa nhanh, tính chính xác cũng đáng tin cậy, rẻ tiền, phù hợp với mọi người. Đặc biệt với những người kinh tế còn khó khăn, hay những nơi xa bệnh viện, xa thầy thuốc. Độ chuẩn xác của bệnh tìm ra càng cao khi ta sử dụng thành thục thành thục phương pháp này. Nó có một ý nghĩa rất quan trọng là bằng phương pháp này sẽ giúp cho mọi người tự theo dõi được tình hình sức khỏe của mình hàng ngày, phát hiện nhanh được bệnh mà bản thân bị mắc ngay từ giai đoạn đầu
.
Thấy tính hiệu quả của phương pháp và phù hợp với rất nhiều người, nên tác giả xin mạnh dạn thông báo để mọi người có nhu cầu cùng sử dụng. 

( Kỳ sau sẽ đăng về một số kinh nghiệm trong luận trị bệnh thông qua phương pháp chẩn bệnh bằng sơ đồ bàn tay)

+ ĐỘC GIẢ CÓ GÌ THẮC MẮC XIN LIÊN HỆ QUA SỐ ĐIỆN THOAI : 0904919242



Thứ Hai, 2 tháng 1, 2012

CHỮA CỨNG KHỚP HÀM

Tác giả: Trần Thị Khánh Ngọc
ĐT: 0977234593

Tác giả đã chữa thành công nhiều ca cứng khớp hàm bằng phác đồ diện chẩn khá đơn giản, đưới đây là một ví dụ (DCHN)



Bệnh nhân: Nữ,   31tuổi
Triệu chứng:
Hàm cứng, bên trái đau. Không há miệng được. Không nhai được. Nếu cố há thì có tiếng kêu lộc cộc trong mồm, người đối diện cũng nghe rất rõ.
Phác đồ điều trị:

1. Day ấn, hơ  các sinh huyệt phản chiếu hầu họng: 14, 275, 79, 8.
2. Gạch bàn tay đồng ứng với xương quai hàm, khu vực tương ứng khớp hàm, khớp cổ


3. Hơ lòng bàn tay khum lại, đồng ứng với hầu họng, lưỡi



4. Gạch hơ trực tiếp lên mặt ở vùng tương ứng với khớp hàm



Kết quả:
Ngày làm 1 lần, 3 ngày khỏi hẵn, bệnh nhân đã ăn uống bình thường trở lại