Thứ Bảy, 28 tháng 3, 2015

PHÁC ĐỒ HỖ TRỢ CHỮA RUNG NHĨ

Tg: Kì Nam

Theo GS.TS. Phạm Gia Khải, Chủ tịch Hội Tim Mạch Việt Nam: Rung nhĩ là một trong những rối loạn nhịp tim thường gặp nhất trong cộng đồng và thường gây ra những biến chứng nặng nề làm bệnh nhân có thể tử vong hoặc tàn phế suốt đời. Rung nhĩ có thể là nguyên nhân gây ra khoảng 5% các trường hợp đột quỵ mỗi năm. Bệnh nhân suy tim có kèm theo rung nhĩ tỷ lệ tử vong tăng hơn đến 34%. Tỷ lệ rung nhĩ tăng dần theo tuổi, trung bình tỷ lệ mới mắc rung nhĩ khoảng 0,1% mỗi năm ở người dưới 40 tuổi nhưng tăng lên tới 1,5 - 2% ở người trên 80 tuổi.
Ở Việt Nam, tỷ lệ bệnh nhân mắc các bệnh lý tim mạch đang ngày càng gia tăng rõ rệt, nhiều trường hợp bệnh nhân có kèm theo rung nhĩ đã gây những khó khăn trong chẩn đoán và điều trị. Việc chẩn đoán và chiến lược điều trị rung nhĩ cần phải được thống nhất để giảm thiểu tối đa biến chứng của rung nhĩ, đem lại cuộc sống với chất lượng tốt hơn cho bệnh nhân.

Bài này không thay thế phác đồ điều trị bệnh rung nhĩ của y học chính thống. Nó chỉ có tác dụng hỗ trợ, nhằm giảm mức sử dụng thuốc và hạn chế cấy máy móc vào cơ thể với nhiều tác dụng phụ khó lường. Kì Nam mới chỉ áp dụng trên 1 người bệnh, thấy có hiệu quả. Nay xin chia sẻ với cộng đồng. Ai có cùng loại bệnh, nếu tình nguyện, xin cùng nhau làm thử để hoàn chỉnh phác đồ điều trị.

Trái tim rời khỏi cơ thể, để trên khay, vẫn còn đập. Thần kinh trung ương không điều khiển nhịp đập của trái tim. Tim co bóp được là do sự điều khiển của một hệ thống điện sinh học phúc tạp. Trong đó Nút xoang đóng vai trò quan trọng nhất. Nút xoang tự động tạo nên một xung điện phóng vào tâm nhĩ rồi truyền tiếp trong hệ thống điện sinh học, giữ nhịp cho tim co bóp bình thường.

- Nút xoang, nơi phát xung điện điều khiển hệ thống: vùng huyệt 477+, 34+, 97+. 
- Nút nhĩ thất: vùng 73+.
- Bó His: vùng 21+.
- Nhánh phải, nhánh trái: qua huyệt 101.
- Mạng Purkinje: vùng cằm và 2 má.

         Điện chạy đúng đường thì tốt, trật đường thì “mát”. Luồng điện trong tim cũng vậy. Cứ chạy đúng một đường từ nút xoang đến tâm nhĩ xuống tâm thất thì tim đập đều. Song nếu xẹt tán loạn, lung tung trong tâm nhĩ, sẽ khiến tâm nhĩ rung nhanh và lộn xộn, vạ lây đến tâm thất.

PHÁC ĐỒ ĐIỀU TRỊ BẰNG DIỆN CHẨN – ĐKLP có các bước như sau:     

1-    Đánh 8 vùng phản chiếu hệ bạch huyết (của LY Tạ Minh).
2-    Dùng cầu gai (hoặc lăn đinh, tùy người bệnh) lăn khắp mặt, chú trọng 6 đường phản chiếu mạch vành (của Taminh DC). Tắc nghẽn mạch vành là một trong những nguyên nhân gây rung nhĩ.
3-    Day bộ Bổ Âm Huyết vào Tim.
4-    Tiêu viêm khử ứ (của TaMinh DC) vào Não, Tim (chú ý vùng nhĩ trái – thường xuất hiện tụ huyết ở đấy khi có cơn  rung nhĩ). Thêm 85, 87 – thải độc ra bàng quang.
5-    Thực hiện phác đồ ĐIỀU HÒA NHỊP TIM cho bệnh rung nhĩ.

Nhằm giúp cho Não đở rối khi phải xử lý nhiều huyệt cùng lúc, ta chia nhỏ các bước trên. Ví dụ:
-       Sáng, làm bước: 1, 2, 3.
-       Chiều, làm bước: 2, 4.
-       Tối, trước khi đi ngủ, làm bước: 2, 5. (nếu các cơn rung nhĩ thường xuất hiện về đêm)
                                                                              

PHÁC ĐỒ ĐIỀU HÒA NHỊP TIM (cho bệnh rung nhĩ):          
I-     Tác động vào NÚT XOANG (nơi phát xung điện điều khiển nhịp tim): Vùng 477+, 34+, 97+ (theo Đồ Hình Phản chiếu lên Mặt hệ thống Điện sinh học Tim – Kì Nam lập 26/03/2015)
II-    Tác động vào CÁC HUYỆT ĐIỀU HÒA NHỊP TIM (và ĐIỀU HÒA TIM MẠCH) và phản chiếu mạng Purkinje:
106, 34, 26, 12, 73, 59, (432), 21+, 1, 61, 23, (19), (156), 101, 62, 57, 191.
III-   Tác động vào các huyệt phản chiếu tạng phủ liên quan:
-       Tạng Tâm, Tâm bào, các van tim: 106, 8, 189, 60, 59, 73, 269, 88, 129.
-       Chú ý tạng Phế (Tâm hỏa khắc Phế kim): 61, 467, 491, 269, 13, 28, 132, 310, 360.
Thêm: 312 (liên kết 3 tiêu), 113 (liên hệ thần kinh số X - thần kinh lang thang, Phế vị)
IV-  Tùy biến gia giảm theo tình trạng người bệnh (Kì Nam thường dùng phương pháp đo nhiệt độ đầu các đường kinh của cụ LY Lê Văn Sửu)
Ví dụ: nếu người bệnh có Can nhiệt thì tác động vào các huyệt phản chiếu Can bên trái (âm);
Nếu Đởm hàn thì tác động các huyệt phản chiếu Đởm bên phải (dương)

GHI CHÚ: Nếu các huyệt nào trùng thì không lặp lại.
                                                                                                                                                                                          
THỦ PHÁP:
-       Nếu người bệnh thuộc hàn thì: Gãi huyệt bằng tăm tre rồi dán salonpas qua đêm có lẽ là thủ pháp thích hợp khi các cơn rung nhĩ thường xuất hiện về đêm. Cũng có thể chấm các huyệt bằng cao Bạch Hổ hoặc tương tự.
Ban ngày, khi đi làm chỗ đông người, chỉ dán vùng Nút xoang và vài huyệt điều hòa nhịp tim, thích hợp nhất là H 57, nằm khuất trong tai.
-       Nếu người bệnh thuộc nhiệt thì: dùng cây giọt mưa day vào huyệt, mỗi huyệt 9 cái, làm 2 vòng. Vòng thứ ba chấm va-zơ-lin.   
                                                                   

ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ:
-       Các cơn ngạt thở giảm dần đến hết hẵn.
-       Oxy máu (đo bằng máy Oximeter ở đầu ngón tay cái - đánh giá tổng trạng sự hoạt động của Phổi) không bé hơn 95% là đạt yêu cầu.
-       Nhịp tim (cũng đo bằng máy Oximeter) ít dao động hơn và giảm dần đến giới hạn bình thường cho mỗi lứa tuổi (theo Khí Công Y Đạo của LY Đỗ Đức Ngọc)
                                                                  
Khi thấy ổn định rồi, vào chuyên khoa tim kiểm tra lại.

                                                             
CHỐNG CHỈ ĐỊNH:
-       Người có huyết áp thấp tránh dùng: 3, 8, 26, 51
-       Người có huyết áp cao tránh dùng: 1, 19, 50, 63, 6+.
-       Người có thai, tránh dùng: 19, 63, 235.
-       Loét bao tử, tránh dùng: 17-.
-       Ấn sâu  và mạnh 61- sẽ làm mệt tim !

CHÚ Ý:
Theo BS. Nguyễn Văn Đức, Bất cứ tình trạng nào khiến các tâm nhĩ to lên, hoặc làm gián đoạn việc dẫn truyền điện bình thường trong các tâm nhĩ, đều có thể khiến điện chạy bậy, đưa đến rung tâm nhĩ. Như vậy, rất nhiều nguyên nhân có thể khiến tâm nhĩ bị rung. Chỉ xin kể ra ở đây vài nguyên nhân dễ hiểu hay gây rung tâm nhĩ:
- Bệnh cao áp huyết.
- Các bệnh van tim.
- Chết cơ tim cấp tính (myocardial infarction, “heart attack”).
- Suy tim.
- Bệnh nội tiết: các bệnh suy giáp trạng (hypothyroidism), cường giáp trạng (hyperthyroidism), pheochromocytoma.            
- Độc tính của thuốc: như thuốc chữa suyễn theophylline.
- Uống rượu nhiều quá (acute alcohol ingestion).      
- v.v.
   
Khi chữa bệnh rung nhĩ, cần phải chú ý đến điều vừa nêu.