Thứ Tư, 23 tháng 3, 2011

SỨC MẠNH CỦA DIỆN CHẨN - ĐKLP

Tg: Nguyễn Đức Hạnh

Bệnh nhân:                                                                                                       
Cách đây hơn 1 năm, vào khoảng tháng 6 năm Kỷ Sửu (2009), cháu Nguyễn ThỊ Sáng, công tác tại khoa chống nhiễm khuẩn bệnh viện 19.8 - Bộ Công an, đến nhờ tôi chữa bệnh.

Thăm khám:
Sau khi mời cô gái một ly nước, tôi bắt đầu hỏi han:
- Năm nay cháu bao nhiêu tuổi ?
- Dạ thưa chú, cháu 29 tuổi ạ.
- Cháu đang làm gì, hiện ở đâu ?
- Cháu đang công tác tại khoa chống nhiễm khuẩn bệnh viện 19-8 - Bộ Công an.
Tôi hỏi tiếp:
- Ai giới thiệu cháu tới đây ? Tại sao cháu đang làm trong bệnh viện mà lại ra chữa bênh ở bên ngoài ?
- Dạ thưa, cháu có một người bạn, đã từng được chú chữa giúp, giới thiệu ạ.
Cô gái tiếp: Thực ra, ở trong bệnh viện, các cô chú rất quý mến cháu, đã tạo mọi điều kiện để cháu được khám chữa bệnh. Cháu đã được kiểm tra sức khỏe, làm các xét nghiệm nhưng không phát hiện ra bệnh gì.
Tôi lại hỏi tiếp:
- Bây giờ cháu thấy trong người ra sao ?
Cô gái đáp:
- Cháu nhiều bệnh lắm chú ạ. Chẳng hạn như, bây giờ (sau khi đi xe máy tới nhà chú) là hai bàn tay cháu đang bị tê đây này (cô gái xoa hai bàn tay vào nhau), còn trong lúc đi xe, nhiều khi tê lên đến tận vai (cô gái nắn nhẹ hai vai mình).
Tôi hỏi tiếp:
- Thế còn những lúc khác thì sao?
Với vẻ mặt buồn bã cháu nói:
- Hàng ngày, cứ vào mỗi buổi chiều, là người cháu lại nhức mỏi. Đêm đến, cháu không thể ngủ yên được, người buồn bực rất khó tả nên ngủ rất ít. Sáng cháu phải dậy sớm, giặt giũ, cho các con ăn uống rồi đi làm. Cháu đi khoảng 20 cây số thì đến viện.  Nhiều khi đến chỗ làm, cháu có cảm giác vùng thắt lưng tê bì, còn dưới xương cùng cụt thì lại đau nhức khoảng 1 - 2 giờ sau mới hết. Đến trưa, lại có cảm giác hai bên vai trĩu nặng như người mang vác cái gì. Thực sự với chú, cháu rất bi quan !
Tôi đứng dậy rót cho cô gái một ly nước nữa và nói:
- Thực ra, với phương pháp chữa bệnh mà chú đang áp dụng, cũng chẳng dám khẳng đỊnh điều gì, nhưng cháu đã có niềm tin, chú sẽ giúp.
Tôi cầm lấy cây bấm huyệt và nói:
-  Bây giờ hai bàn tay cháu đang tê, chú thử xem có đỡ không nhé. Xem cơ thể cháu có thích ứng với phương pháp này không.

Quá trình điều trị:
Đầu tiên, tôi nghĩ đến cảm giác, cháu mô tả là, khi đi xe, tê lên tới vai. Ấn 65 (phản chiếu bả vai) - 30 cái mỗi bên (trái trước phải sau), gạch hai bên gờ mày (phản chiếu cánh tay), dò tìm sinh huyệt 460 (phản chiếu bàn tay), sau đó ấn, day, dùng lăn đồng nhỏ tác động vùng xung quanh huyệt 460 (ở đuôi lông mày).
Cô bé nhăn nhó đau đớn. Nhưng chỉ ít phút sau đã mỉm cười nói:
- Tài thật chú ạ, tay cháu hết tê rồi.
Tôi động viên cô gái:
- Chắc là cơ thể cháu thích hợp với phương pháp này đấy. 
Quan sát, thấy sắc mặt cháu nhợt nhạt, môi khô, rêu lưỡi trắng mỏng, cơ thể trữ nước. Tôi bảo cháu xác định là, lần chữa tiếp theo sẽ khá đau. Sau đó, áp dụng thủ thuật gach mặt. Sau mỗi đường gạch, mặt cháu lại thoáng một vết đen như nét bút chì, cháu rất đau, nước mắt giàn giụa. Cho cháu nghỉ một lát, tôi tiếp tục tác động 6 vùng bạch huyết và sau cùng là bộ bổ âm huyết. Dặn cháu tuyệt đối không ăn chua, tắm đêm và không uống nước đá trong giai đoạn chữa bệnh. Tôi bảo cháu ra về và dặn báo cho biết cảm nhận thế nào sau lần chữa thứ nhất.

Kết quả:

Đêm đó, khoảng 10 giờ, cháu gọi điện nói rằng đã thấy trong người dễ chịu hơn và hẹn hôm sau lại đến.
Ròng rã hai tháng trời, dưới cái nắng 36-37 độ, nhiều khi tôi tự hỏi sức mạnh nào đã đưa cô gáimỗi ngày vượt 30km đến tôi. Với các phác đồ thay đổi tùy biến và nhiệt huyết của người thầy,mỗi ngày cháu lại như vơi đi gánh nặng, da dẻ tươi tắn trắng hồng, bước chân nhanh nhẹn hơn.
Hết tháng thứ nhất, cháu nói với tôi:
- Bây giờ cháu làm việc không biết mệt. Cháu rất cảm ơn. Chú đã mang lại cho cháu sức khỏe và thêm mấy người bạn - đã làm quen được khi tới chữa bệnh ở nhà chú.

               ĐÓ LÀ SỨC MẬNH CỦA DIỆN CHẨN – ĐKLP.

               THAY MẶT BỆNH NHÂN, XIN CÁM ƠN VÀ GỬI LỜI
               CHÚC SỨC KHỎE TỚI THẦY GS. TSKH. BÙI QUỐC CHÂU

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét